Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tu học Phật pháp »» Lời dạy cho Bahiya: Trong cái thấy chỉ là cái thấy »»

Tu học Phật pháp
»» Lời dạy cho Bahiya: Trong cái thấy chỉ là cái thấy

(Lượt xem: 1.974)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Văn học Phật giáo - Lời dạy cho Bahiya: Trong cái thấy chỉ là cái thấy

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Nhiều Phật tử suy nghĩ về giáo pháp quá nhiều mà thực hành rất ít. Thiếu những trải nghiệm như thế nào là giữ giới, và thiếu dữ liệu từ những tầng thiền định sâu (Thiền Na- Jhana), vô tình họ đã bóp méo giáo pháp bằng những mơ tưởng viển vông của chính họ. Đáng tiếc thay, một số những người này lại là những vị thầy giảng đạo.

Bài kinh Udana (Ud1.10), ghi lại lời Phật dạy cho Bahiya, là một bài kinh ngắn và nổi tiếng, đây chính là một thí dụ điển hình về việc lời Phật dạy bị bóp méo. Bahiya không phải là một tu sĩ. Kinh không ghi lại việc ông ta cúng dường (1), quy y tam bảo, không cả giữ giới. Hơn nữa, kinh cũng không hề nói đến việc Bahiya ngồi thiền, nói gì đến chuyện đạt được Thiền Na. Tuy vậy, sau khi được nghe lời dạy ngắn gọn của Đức Phật, chỉ trong tích tắc Bahiya đã hoàn toàn giác ngộ, trở thành bậc A La Hán!

Đoạn kinh này rất phổ biến trong đạo Phật, bởi vì nó khiến giác ngộ trở nên qúa dễ dàng. Dường như bạn không cần phải đi tu, bạn có thể bủn xỉn và không cần cúng dường, quy y không cần thiết, giới luật cũng chẳng cần, và ngay cả thiền định cũng có thể bỏ qua! Thật là khỏe quá – đối với một số người! Bạn chỉ cần thông minh thôi, tất cả mọi người đều cho là mình thông minh. (Bạn nghĩ là bạn thông minh có phải không?) Điều này khiến cho lời dạy cho Bahiya trở nên hấp dẫn và nổi tiếng.

Vậy thì lời dạy này là như thế nào? Đây là lời dịch của tôi.

“Bahiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe sẽ chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác (2); trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thưc tập như thế, Bahiya, ông sẽ không là “vì cái đó”. Khi ông không “vì cái đó” thì ông sẽ không “ở trong đó”. Khi ông không “ở trong đó” thì ông sẽ không có ở đây, hay ở bên kia hay ở chặng giữa. Chỉ như thế là chấm dứt khổ đau.”

Và rồi Bahiya đã trở nên hoàn toàn giác ngộ. Nghe có vẻ dễ dàng quá phải không? Bạn cũng mới đọc xong cùng một lời dạy đó. Bạn có giác ngộ không? Không! Tại sao Không?

Thông thường, kinh không ghi lại hết tất cả mọi chuyện mà chỉ ghi lại những điểm chính. Cũng giống như ảnh cưới không ghi lại hết lần gặp gỡ đầu tiên, những hẹn hò và những tranh luận, nhiều bài kinh cũng không ghi lại tất cả những gì xảy ra trước khi đến đoạn kết. Vậy toàn bộ câu chuyện của Bahiya là như thế nào? Làm sao chúng ta có thể đem đoạn kết, cho hậu thế nhận biết bài kinh Udana, trong toàn bối cảnh của câu chuyện? May mắn thay, cả câu chuyện được ghi lại trong Apadana (tiền thân các vị A La Hán) và trong chú giải.

Trong tiền kiếp, Bahiya là một vị tỳ kheo trong thời Đức Phật Kassapa. Cùng với 6 vị tỳ kheo khác, ông đã leo lên đỉnh núi, vứt bỏ thang, và quyết tâm ở lại đó cho đến khi giác ngộ hay là chết. Một trong các vị tỳ kheo đó trở thành A La Hán, một vị khác trở thành Bất Lai, năm người còn lại chết trên đỉnh núi. Bahiya là một trong năm người đó. Trong kiếp sống cuối cùng của Bahiya, ông là một thủy thủ, vượt biển thành công bẩy lần. Hành trình lần thứ tám tàu bị đắm nhưng ông sống sót. Mất hết cả quần áo, ông lấy vỏ cây tạm che thân và đi khất thực trong thành phố Supparaka. Dân chúng nơi đây rất ấn tượng với phong thái của ông, họ kính trọng, cúng dường đồ ăn và cả một bộ áo đắt tiền. Khi Bahiya từ chối quần áo mới, dân chúng lại càng kính trọng ông hơn. Bahiya có một cuộc sống thoải mái và không đi biển nữa. Dân chúng coi Bahiya như một vị A La Hán. Chẳng mấy chốc Bahiya cũng tưởng mình là A La Hán thật!

Khi đó, có một vị thiên thấy được sự suy nghĩ sai lầm của Bahiya và, vì lòng từ bi, đã khiển trách ông. Vị thiên này không ai khác hơn là một trong bẩy vị tỳ kheo bạn, người đã trở thành Bất lai. Vị Thiên Bất Lai cho Bahiya biết về một vị A La Hán đích thực, Đức Phật, khi đó đang ở phía bên kia của Ấn Độ, ở Savatthi. Ngay lập tức Bahiya rời Supparaka và đến Savatti chỉ trong một đêm. Bahiya gặp Đức Phật khi ngài đang đi khất thực và xin ngài một bài pháp. Lần đầu Đức Phật từ chối vì không đúng thời. Nhưng sau lần thứ ba, Đức Phật dừng lại và cho bài pháp nổi tiếng trên đây. Chỉ vài phút sau khi nghe pháp, Bahiya đã hoàn toàn giác ngộ.

Như vậy, lai lịch của Bahiya thật là phi thường. Trong đời này ông có thể nghe tiếng thiên nhân nói với ông và ông đã có thể bay qua nửa xứ Ấn, khoảng 1300 kms chỉ trong một đêm. Nếu bạn có một lai lịch như thế trong tiền kiếp, và có thần thông như vậy trong kiếp này thì có lẽ bạn cũng đã giác ngộ khi đọc lời dạy cho Bahiya cách đây mấy phút.

Thông thường muốn có thần thông thì cần phải có thiền định thật sâu, jhanas. Chắc chắn Bahiya đã có sẵn khuynh hướng về thiền, dựa theo tiền kiếp của ông. Hơn nữa, cả hai thần thông, “thiên nhĩ thông” khiến ông nghe được tiếng thiên nhân và thần thông kia giúp ông di chuyển rất nhanh, điều này cho ta thấy ông đã thực tập jhana trước khi ông nghe được tiếng thiên nhân. Có lẽ đây là một lý do khác nữa khiến ông tưởng mình là A La Hán. Ngoài ra còn có nhiều chứng cớ khác cho thấy Bahiya đã thực tập jhanas, mặc dù không được nhắc đến trong văn bản.

Ít người biết rằng cùng lời dạy này, ở đây tôi gọi là “lời dạy cho Bahiya”, Đức Phật cũng đã dạy cho vị sư già Malunkyaputta (SN 35.95). Malunkyaputta được nhắc đến nhiều lần trong kinh. Đặc biệt trong kinh Trung Bộ 64, trước hết Đức Phật chê trách Malunkyaputta về cái tà kiến của ông và rồi sau đó đã dạy sự cần thiết phải đạt được ít nhất một trong những thiền na, Jhanas, để có thể dẹp trừ năm hạ phần kiết sử (3) (bằng cách ấy sẽ đạt được tầng thánh Bất Lai). Trước mặt ngài Malunkyaputta, Đức Phật nói rằng không thể nào đạt được tầng thánh Bất Lai (nói gì đến hoàn toàn giác ngộ) nếu không có Jhana, cũng giống như không thể nào cắt vào lõi cây mà trước đó không cắt qua phần vỏ cây và gỗ dăm. Hãy suy nghĩ về điều này.

Vậy là trước tiên ngài Malunkyaputta đã được dạy về sự cần thiết của Jhanas, sau đó mới được nghe “lời dạy cho Bahiya”. Sau khi được nghe “lời dạy cho Bahiya”, ‘sống một mình, ẩn cư, chuyên cần, hăng hái, quyết tâm’ chẳng bao lâu Malunkyaputta trở thành A La Hán. Do đó chắc chắn Mlunkyaputta đã đạt được Jhana trước khi “lời dạy cho Bahiya” có hiệu quả. Nếu không thì Đức Phật chẳng nhất quán tí nào. Từ đó ta cũng có thể suy ra là Bahiya cũng đã thể nghiệm được Jhana trước khi được nghe cùng lời giảng – nếu không thì ông đã cắt vào lõi cây mà không cắt qua vỏ cây và gỗ dăm!

Vipallāsa (4)

Vậy thì Bahiya và ngài Malunkyaputta đã thấy được điều gì trong lời Phật dạy để đưa đến kết quả giác ngộ? Câu “trong cái thấy chỉ là cái cái thấy” thực sự mang ý nghĩa gì?

Nó mang ý nghĩa là thấy mà không có sự bóp méo nào của dữ liệu, không thêm không bớt gì cả. Tâm lý học hiện đại biết rằng, những gì chúng ta chú ý đến như “thấy” đã biến dạng, bóp méo bởi những ham muốn và ác cảm của mình. Tiến trình bóp méo này xẩy ra trước khi có sự nhận thức. Ở trong tiềm thức. Thật không thể nào thấy được tiến trình này khi nó đang xảy ra. Chúng ta chỉ có thể suy ra. Chúng ta phát giác ra rằng những ưa thích của mình đã tô điểm dữ liệu để chỉ đem vào tâm những gì mình muốn thấy, trong khi những ghét bỏ từ chối không cho tâm truy cập những gì mà mình không muốn thấy. Những gì chúng ta thấy hiếm khi chỉ đơn thuần là cái thấy. Những gì chúng ta thấy bằng sự chú ý đơn thuần ít khi nào là sự thật. Sự vật không phải là vậy mà chỉ dường như là vậy.

Đến bây giờ hẳn là chúng ta phải có đủ kinh nghiệm sống để biết điều này. Khi các bạn nam thấy đàn bà đẹp, các bạn thấy gì? Đại đa số, kể cả các tu sĩ, không thấy sự thật – chỉ là cơ bắp, gân, da và tóc – mà họ thấy là một người đẹp! Điều này vì đâu mà có? Ham muốn tình dục của chúng ta đã thêm vào và bóp méo sự thật . Khi thấy thân xác người mẹ mới mất, bạn thấy cái gì? Lại nữa, bạn không thấy sự thật ở đó -- chỉ là cơ bắp, gân da và tóc—mà bạn chỉ thấy một bi kịch. Sự vướng mắc của bạn đã thêm thắt vào nỗi đau khổ. Nó bóp méo sự thật.





Hai mươi lăm thế kỷ trước tâm lý học hiện đại, Đức Phật đã nhận biết tiến trình bóp méo sự nhận thức và gọi đó là Vipallāsa. Ngài giải thích cơ bản của tiến trình xoay tròn lẩn quẩn này bắt đầu từ cái nhìn. Chính quan điểm của mình đã bẻ cong sự nhận thức cho phù hợp với quan điểm này. Nhận thức tạo ra bằng chứng cho tư tưởng của ta. Rồi tư tưởng lại biện hộ để hỗ trợ quan điểm của mình. Nó là một vòng xoay tròn lẩn quẩn tự biện minh cho chính nó. Đây chính là quá trình của ảo tưởng.

Thí dụ người nào tin có thượng đế. Họ mang quan điểm hữu thần. Quan điểm này sẽ loại bỏ khỏi tâm tất cả những nhận thức nào thách đố đến quan điểm này. Những khoa học thực tế như vật lý thiên văn, cơ học lượng tử, địa chất học, hóa sinh trở thành không chấp nhận được. Chúng bị loại ra ngay trước khi ý thức nhận biết, bởi vì nó chống lại với quan điểm của mình. Chỉ có nhận thức nào hỗ trợ và phù hợp với quan điểm có Thượng đế mới còn tồn tại sau quá trình chọn lọc trong tiềm thức. Dữ liệu rất thuyết phục. Nó hỗ trợ quan điểm của mình. Đó là nguồn gốc và sự phát triển của nhiều tôn giáo, và tất cả đều nghĩ là họ đúng. Họ nhầm lẫn giữa những điều dường như thế và những điều thật là như thế.







Khám phá sự thật



Đức Phật giải thích rằng chính năm chướng ngại (triền cái)(5) đã bóp méo sự nhận thức và làm biến chuyển những suy nghĩ của ta. Ngài gọi năm triền cái là thức ăn nuôi dưỡng si mê (AN 10.61). Chướng ngại đầu tiên, tham dục, lựa chọn những gì mình muốn thấy, nghe, cảm giác và nhận thức. Nó thường tôn tạo sự thật. Nó đem vào ý thức những sản phẩm của mơ tưởng viển vông. Chướng ngại thứ hai, sân hận, là động lực tiêu cực ngăn che không cho thấy, nghe, cảm giác hay nhận biết, những gì mà chúng ta không muốn biết. Nó bịt mắt ta trước những điều khó chịu, và những điều đi ngược lại với quan điểm của mình. Tâm lý học nhận ra chướng ngại thứ hai là tiến trình của sự phủ nhận. Chướng ngại thứ ba là hôn trầm, thụy miên. Nó không xuyên tạc những gì ta thấy, nghe, cảm giác, nhận biết. Nó làm cho mù mờ khiến ta không thể phân biệt rõ ràng. Chướng ngại thứ tư là trạo cử, hối hận, khiến những giác quan của ta luôn luôn hoạt động, nhanh đến độ ta không đủ thì giờ để thấy, nghe, cảm giác, nhận biết đầy đủ. Hình ảnh chưa đủ thời gian để hình thành trên võng mạc, thì trong khóe mắt ta lại đã có hình ảnh khác để xử lý. Âm thanh gần như chưa kịp tiếp thu, thì ta lại đã có cái gì khác để lắng nghe. Chướng ngại thứ tư, trạo cử và hối hận (trạo cử nội tâm là do hành xử không tốt), cũng giống như một ông chủ đòi hỏi quá sức, không bao giờ cho bạn đủ thời gian để hoàn thành dự án đúng cách. Chướng ngại thứ năm, hoài nghi, làm gián đoạn việc thu thập dữ liệu với những câu hỏi qúa sớm. Bây giờ thì hẳn bạn đã biết rõ chính năm triền cái này đã bóp méo nhận thức, làm điên đảo tư duy và duy trì cái nhìn si mê.

Những người nghiêm túc học Phật đều biết rõ con đường duy nhất để dẹp trừ năm triền cái là thực tâp Jhana. Kinh Nalakapana, trung bộ 68, nói người nào chưa đạt được Jhana, năm triền cái (cộng với bất mãn và mỏi mệt) xâm chiếm tâm và an trú. Tất cả những định nào thấp hơn Jhana thì chưa đủ mạnh và bền vững để dẹp trừ năm triền cái. Vậy thì cho dù bạn thực tập chánh niệm, khi năm triền cái còn hoạt động trong tiềm thức, thì bạn không thể thấy sự vật như nó là, mà bạn chỉ thấy sự vật có vẻ như là thế, bị bóp méo bởi năm triền cái này.

Do đó, để có thể thi hành theo lời Đức Phật dạy cho Bahiya và ngài Malunkyaputta, để có thể “trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe, trong cái cảm giác chỉ là cảm giác và trong nhận biết chỉ là nhận biết”, năm triền cái cần được đè nén, nghĩa là phải cần đến Jhana!

Thấy sự vật như nó thật sự là

Đúng là năm triền cái được đè nén ngay trước khi vào Jhana, chú giải gọi đó là cận định, “sự tĩnh lặng của tâm trước ngưỡng cửa Jhana” (lời dịch của tôi). Vậy thì làm sao bạn biết chắc là năm cái triền cái quỷ quyệt, mà chúng thường hoạt động ở mức độ tiềm thức, đã được hoàn toàn đè nén? Làm sao bạn biết là mình đang ở trong cận định? Cách thử nghiệm tốt nhất cho cận định là bạn có thể nhẹ nhàng đi qua ngưỡng cửa để vào sơ thiền! Khi ở trong cận định thì không có chướng ngại nào ngăn cản giữa bạn và Jhana. Nếu bạn không thể vào được Jhana, năm triền cái vẫn còn đó.

Khi tâm ra khỏi Jhana, nó trú trên ngưỡng cửa của (hậu) cận định, thật lâu. Giống như khi bạn rời nhà, bạn lại đứng ở ngưỡng cửa. Trong giai đoạn này, ngay sau khi ra khỏi Jhana, khi năm triền cái không còn xâm chiếm tâm và an trú, thì khi đó mình mới có thể thực hành “trong cái thấy chỉ là cái thấy, trong cái nghe chỉ là cái nghe...”. Như Đức Phật đã nói đi nói lại nhiều lần (e.g AN6.50), chỉ với kết quả của Jhana (samma samadhi) thì mình mới có thể thấy được sự vật như nó là (yathā-bhūta-ñānadassanam).

Chấm dứt cái nhìn về bản ngã

Kinh nghiệm của Jhana sẽ khiến cho bạn nổ tung ra. Ý tôi muốn nói gì? Tôi muốn nói những dữ kiện có được do kinh nghiệm thiền thâm sâu, chiêm nghiệm khi vừa mới ra khỏi Jhana, đang còn ở trong (hậu) cận định khi những triền cái không thể bóp méo bất cứ điều gì, sẽ phá vỡ ảo tưởng của tự ngã, linh hồn, tôi và của tôi.

Khả năng làm, muốn, chọn lựa, cái mà tôi gọi là “tác nhân (the doer)” biến mất phần lớn trong sơ thiền và hoàn toàn mất hẳn trong những tầng thiền cao hơn. Dữ liệu thật rõ ràng, và năm triền cái không còn khả năng ngăn che bạn thấy là chẳng có ai ở “đài kiểm soát”, nói thẳng ra là, chẳng có ai điều khiển thân và tâm bạn cả. Ý chí chẳng phải là ta, cũng chẳng phải là sản phẩm của tự ngã. Ý chí chỉ là một tiến trình tự nhiên khách quan có thể đi đến sự đoạn diệt hoàn toàn. Bạn đã tự thể nghiệm được điều này và bạn có thể tin tưởng vào sự hiểu biết này vì nó xảy ra khi năm triền cái đã được đè nén. Cái tri kiến rõ ràng này là đều chắc chắn nhất mà bạn từng biết từ trước đến nay – tự do ý chí là một ảo tưởng. Các bạn, những người đọc, sẽ không thể đồng ý với tôi. Cũng bởi vì năm triền cái ấy vẫn còn đang hoạt đoộng và nó ngăn che không cho bạn thấy được điều này. Vậy thì, trước tiên hãy thể nghiệm Jhana, rồi ngay sau đó hãy chiêm nghiệm về điều này. Thế rồi hãy thử tranh luận với tôi!

Thật vậy, trong Jhana, Jhana thật chứ không phải thứ Jhana giả mạo, cái thấy, cái nghe, cái cảm giác đều biến mất. Năm giác quan bên ngoài cũng biết mất. Dữ kiện này thật rõ ràng. Trong giai đoạn hậu cận định, ở trạng thái không có năm triền cái, chiêm nghiệm về sự vắng mặt hoàn toàn của năm giác quan qua trải nghiệm Jhana, ta sẽ thấy một cách không thể nhầm lẫn rằng không có tự ngã, linh hồn hay cái tôi nào quan sát khi nhìn thấy, nghe âm thanh, cảm nhận mùi, nếm, xúc chạm. Không có tự ngã, linh hồn hay cái tôi nào biết về những điều đã biết. Ý thức cũng vậy, dưới mọi dạng, đều được nhận biết như một quá trình tự nhiên khách quan có thể đi đến sự đoạn diệt hoàn toàn. Nói gọn lại, bạn không phải là tâm của bạn. Tâm cũng chỉ là một tiến trình tự nhiên. Nó cũng có thể hoàn toàn ngừng lại. Nó sẽ ngừng lại một lần và vĩnh viễn khi nhập Niết bàn (Parinibbana)

Một lần nữa, các độc giả của tôi, các bạn sẽ không thể đồng ý với tôi. Năm triền cái đang hoạt động trong bạn, trong tiềm thức, ngăn cản không cho bạn thấy sự thật. Nó thách thức cái nhìn cơ bản nhất của bạn, cái nhìn là “Bạn hiện hữu”! Nhưng quan tâm làm gì về những bất đồng này bây giờ. Thay vào đó, hãy thiền cho đến nào khi bạn đạt được Jhana và đè nén được năm triền cái này đi đã. Rồi xem tôi nói có đúng không!

Đoạn cuối của lời giảng cho Bahiya

“Bahiya, ông cần thực tập như sau: trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy; ..... trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức. Thưc tập như thế, Bahiya, ông sẽ không là “vì cái đó”. Khi ông không “vì cái đó” thì ông sẽ không “ở trong đó”. Khi ông không “ở trong đó” thì ông sẽ không có ở đây, hay ở bên kia hay ở chặng giữa. Chỉ như thế là chấm dứt khổ đau.”

Câu “ông sẽ không là ‘vì cái đó’ ” có ý nghĩa gì? Tiếng Pali là na tena. Tena là chữ dùng ở thể phương tiện cách, có nghĩa là "cái đó, điều đó". Na có nghĩa là "Không". Dịch sát nghĩa là "không phải vì cái đó, không phải qua cái đó, không phải bởi cái đó”. Thực chất có nghĩa là bạn sẽ không cho rằng có một cái tôi, linh hồn hay tự ngã ; vì, qua hay bởi vì; cái thấy, cái nghe, cái cảm giác hay cái nhận thức. Đức Phật nói rằng một khi đã thâm nhập được bản chất của những kinh nghiệm giác quan, bằng cách đè nén các triền cái qua Jhana, bạn sẽ thấy không hề có “người làm” (tác nhân) và cũng chẳng có “người biết”, đằng sau những cảm giác (những trải nghiệm qua cảm giác). Bạn sẽ không thể dùng những kinh nghiệm giác quan để làm bằng chứng là có một cái tôi. Câu nói nổi tiếng của Descartes “Tôi tư duy vậy tôi hiên hữu” đã bị bác bỏ. Bạn không hiện hữu bởi vì sự suy nghĩ, hay vì cái thấy, cái nghe hay cái cảm giác. Theo như lời Phật dạy “bạn sẽ không là (hiện hữu) bởi vì cái đó (bất kỳ kinh nghiệm nào của giác quan)”.

Khi quá trình trải nghiệm của giác quan bị loại bỏ như một bằng chứng về sự hiện hữu của một cái tôi, linh hồn hay tự ngã, thì bạn sẽ không còn ở trong những kinh nghiệm giác quan. Theo lời Đức Phật, “Bạn sẽ không ở ‘trong đó’ ”. Bạn sẽ không còn thấy, nhận thức hay ngay cả nghĩ là có một ‘cái tôi’ trong đời sống. Sẽ không còn bất cứ một ý thức nào về cái tôi, hay linh hồn trong những kinh nghiệm. Bạn không còn ở “trong đó”.

Để không có một kẽ hở nào khiến cho bạn nghĩ là bạn có thể vượt ra khỏi sự không hiện hữu của một cái tôi bằng cách tự xác định với một trạng thái siêu việt vượt qua cái thấy, nghe, cảm giác hay nhận thức, Đức Phật nhấn mạnh, “và bạn sẽ không (hiện hữu) ở đây (với cái nghe, thấy, cảm giác hay nhận thức) hay ở bên kia (ngoài cái thấy, nghe..) hay ở chặng giữa (không ở trong thế giới này cũng không ở thế giới khác). Câu cuối là để vô hiệu hóa những người hay ngụy biện!

Tóm lại, Đức Phật khuyên cả hai vị Bahiya và Malunkyaputta hãy thể nghiệm Jhanas để đè nén Năm triền cái. Do đó, ta sẽ nhận ra một cách chắc chắn sự vắng mật của một bản ngã hay linh hồn đằng sau quá trình cảm giác. Vậy thì, trải nghiệm cảm giác sẽ không bao giờ được cho là bằng chứng của 'người biết' hay 'người làm': đến nỗi bạn sẽ không bao giờ tưởng tượng có một cái tôi hay một linh hồn ở trung tâm của trải nghiệm, cũng không phải ở bất cứ nơi nào khác. Lời dạy cho Bahiya tóm lại một cách ngắn gọn là để thể nghiệm vô ngã, Anatta. Đức Phật kết luận, “chỉ vậy thôi, là đoạn tận khổ đau”.

Kết luận

Tôi hy vọng rằng lập luận của tôi đã đủ vững chắc để thách thức bạn, hay đúng hơn là làm tiêu tan cái vipallāsa điều khiển các quá trình cảm giác của bạn. Lời dậy cô đọng của Đức Phật cho Bahyia và ngài Malunkyaputta không phải là con đường tắt cho những người siêu thông minh. Cách thực tập “trong cái thấy sẽ chỉ là cái thấy...” đòi hỏi sự đè nén Năm triền cái. Sự đè nén Năm triền cái cần có Jhana. Jhana cần có những chi còn lại của Bát Chánh Đạo, bẩy chi đầu tiên. Nó đòi hỏi niềm tin vào Tam Bảo, việc giữ giới luật và thực hành dāna. Chỉ có một con đường đến Nibbāna, và đó là Bát chánh đạo. Không có con đường tắt nào cả.

Maggan’ atthangiko settho
Eso’va maggo, natthi añño
Dassanassa visuddhiya


“Bát Chánh Đạo là con đường thù thắng
Là con đường duy nhất
Không có con đường nào khác,
Làm cho tri kiến thanh tịnh”

Pháp Cú 273, 274

Ajahn Brahmavamso
Tháng 5 - 2005

__________

Việt dịch: Một nhóm Phật tử Bắc Mỹ

___________________

CHÚ THÍCH

Tuệ
Giới
Định

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1433 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.39.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (89 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...